Vì xe ô tô là một tài sản có giá trị lớn với hầu hết người dân Việt Nam, người mua xe, đặc biệt là xe cũ đã qua sử dụng cần phải kiểm tr axe một cách kỹ lưỡng để tránh mua phải những chiếc xe không tốt, không hợp pháp. Sau đây là những hạng mục bạn cần phải kiểm tra kỹ trước khi xuống tiền tậu một chiếc ô tô cũ.
Kiểm tra ngoại thất, sơn xe
Đầu tiên và cũng là đơn giản nhất đó là kiểm tra ngoại thất của xe. Ở khoản này, bạn cần chú ý đến sự liền mạch của các tấm thân xe với nhau, các vị trí như cản trước, cản sau, cốp, cửa, ốp trang trí,… cần được kiểm tra độ khít để chắc chắn là chúng chưa từng được tháo ra hoặc sửa chữa.
Tiếp đến, hãy kiểm tra đến sự đồng đều của màu sơn xe. Điều này rất quan trọng vì những chiếc xe đã va quệt, tai nạn khi sơn lại sẽ tạo nên cảm giác không đồng đều ở nước sơn ngoại thất do sự chênh lệch về độ phai của sơn. Mâm xe cần được kiểm tra kỹ để tránh các vết nứt hoặc tu sửa. Lốp xe cũng cần được kiểm tra, nếu cũ quá bạn có thể yêu cầu người bán thay vỏ hoặc hỗ trợ chi phí thay vỏ cho xe.
Kiểm tra nội thất – sàn xe
Bước vào bên trong, điều đầu tiên bạn cần kiểm tra là độ liền lạc của các chi tiết để đảm bảo chúng chưa bị làm lại. Kiểm tra tình trạng ghế ngồi, độ sờn của vô-lăng, độ phản hồi của các nút bấm cũng như các chức năng có hoạt động đúng không.
Một điều nữa bạn cần chú ý khi kiểm tra bên trong khoang lái là để ý đến khu vực sàn xe. Với một số mẫu xe có thể lật được tấm trải sàn lên, hãy lật lên và kiểm tra xem sàn xe có bị gỉ hay mục. Mặc khác, nếu sàn xe được phủ lớp trải sàn cố định, hãy kiểm tra khu vực ray cố định ghế ngồi, ốc ghế. Việc kiểm tra này có thể cho biết chiếc xe đã bị ngập nước hay chưa và chủ cũ có thường xuyên bảo quản trong điều kiện ẩm hay không.
Kiểm tra khoang động cơ
Tiếp đến, hãy đến kiểm tra khu vực quan trọng nhất, khoang động cơ. Tại đây, bạn sẽ không chỉ biết tình trạng động cơ mà còn có thể biết được xe đã đâm đụng hay sơn lại hay chưa.
Đầu tiên, hãy kiểm tra ốc bắt nắp động cơ và mép nắp động quy lát. Nếu động cơ đã bị ‘mổ’, ốc động cơ sẽ không còn các vết đánh dấu của nhà sản xuất, đồng thời nắp quy lát sẽ có hiện tượng xước, cong ở mép. Tiếp đến, hãy kiểm tra dầu máy xem độ đặc, màu sắc để đánh giá sơ bộ độ chăm xe của chủ trước. Sau đó là đến két nước, mở nắp két nước để kiểm tra mức độ nước làm mát và đóng cặn trong bình.
Ngoài ra, ở khoang động cơ, bạn cũng có thể kiểm tra xem xe đã bị đâm đụng hay chưa thông qua bộ khung thân xe. Bạn cũng nên để ý qua hộp cầu chỉ để xem các cầu chì có bị thiếu hay lắp không đúng hay không.
Kiểm tra khả năng vận hành
Sau khi kiểm tra tổng quát chiếc xe, hãy yêu cầu người bán cho phép chạy thử xe. Lúc này, bạn sé cảm nhận được tình trạng vận hành của các hệ thống trên xe gồm hệ thống phanh, trợ lực phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, động cơ, hộp số,… Lắng nghe những âm thanh nhỏ nhất để nhanh chóng tìm ra sự bất thường.
Kiểm tra giấy tờ
Bên cạnh việc kiểm tra xem xe còn ‘ngon’ hay đúng miêu tả của người bán hay không bạn còn phải kiểm tra các giấy tờ của. Hãy kiểm tra giấy đăng ký, giấy đăng kiểm, giấy ủy quyền của ngân hàng (nếu xe vay),… để đảm bảo chiếc xe bạn sắp mua là một chiếc xe có đầy đủ pháp lý.
Nếu bạn là một người không quá rành về xe và không thể tự mình thực hiện quá trình kiểm tra xe, hãy nhờ người quen hoặc thuê thợ bên thứ ba để đảm bảo bạn không mua phải xe ‘thuốc’. Vì xe ô tô hiện tại là một tài sản có giá trị lớn, hãy kiểm tra kỹ càng trước khi xuống tiền.
Xem thêm: Cần nạp bao nhiêu tiền vào tài khoản ETC khi đi vào một số tuyến cao tốc tại Việt Nam?
Source: Cần kiểm tra gì khi quyết định xuống tiền mua xe cũ?
More Stories
Billionaire Studios Clothing: The Intersection of Luxury and Streetwear
The Essentials Hoodie: The Perfect Blend of Comfort and Design
Expert Guidance: Benefits of Consulting a Psychiatrist For Anxiety Disorders