Bí quyết giảm chói đèn pha ô tô khi di chuyển vào ban đêm các tài cần nhớ để đảm bảo an toàn

Khi lái xe vào buổi tối, tầm nhìn của lái xe vốn đã bị hạn chế, nếu gặp phải đèn pha phía đối diện hay phía sau chiếu vào lại càng bị cản trở và dễ xảy ra tai nạn hơn. Song không phải ai cũng có thể đủ bình tĩnh để đối phó với tình trạng bị chói đèn pha ô tô khi di chuyển vào buổi tối hay ban đêm. Đặc biệt, việc yêu cầu các xe không dùng đèn pha là điều gần như không thể, thay vào đó các tài xế có thể ghi nhớ một số mẹo giảm chói đèn pha ô tô ngay trong bài viết để ứng phó kịp thời.

Bí quyết giảm chói đèn pha ô tô khi di chuyển vào ban đêm các tài cần nhớ để đảm bảo an toàn.

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tỉ lệ các vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm (18h – 6h sáng) thường cao hơn gấp 2 – 3 lần so với ban ngày. Bên cạnh các nguyên nhân từ sự mệt mỏi, căng thẳng của tài xế, tầm nhìn hạn chế hay các yếu tố chủ quan khác,…thì ánh sáng từ đèn pha ô tô cũng được xem là một trong những tác nhân. 

Đèn pha ô tô gây chói nguy hiểm ra sao?

Đèn chiếu sáng trên xe ô tô thường có 2 chế độ gồm đèn pha và cốt. Trong đó, đèn cốt hiểu một cách đơn giản là đèn chiếu gần với góc chiếu sáng thấp, giúp người lái xe quan sát được rõ hơn tình trạng ở mặt đường, dễ dàng tránh những vật lạ. Đặc trưng của loại đèn này là tầm chiếu ngắn, do đó nếu di chuyển với vận tốc cao trên đường sẽ bị hạn chế tầm quan sát và khó xử lý sớm được các tình huống bất ngờ.

Đèn pha là loại đèn chiếu xa, có góc chiếu sáng cao, giúp lái xe có thể dễ dàng quan sát.

Còn đèn pha là loại đèn chiếu xa, có góc chiếu sáng cao, giúp lái xe có thể dễ dàng quan sát phía xa một cách rõ ràng. Nhờ đó, đèn pha sẽ điều kiện thuận lợi cho lái xe xử lý trên đường, nhất là vào ban đêm. 

Trên thực tế, việc lái xe vào buổi tối, ở nhiều đoạn đường bắt buộc các tài xế phải bật đèn pha để đảm bảo nguồn ánh sáng. Song, loại đèn này cũng có hạn chế lớn chính là cường độ mạnh và góc chiếu cao sẽ gây khó chịu cho xe đi ngược chiều và cả xe đi cùng chiều phía trước.

Đèn pha sẽ gây khó chịu cho xe đi ngược chiều và xe phía trước cùng chiều.

Đèn pha sẽ làm cho xe đi ngược chiều và xe cùng chiều phía trước bị chói mắt, hạn chế khả năng quan sát. Trong nhiều tình huống, đèn pha được xem là nguyên nhân phổ biến gây tai nạn giao thông bởi ánh sáng chói khiến cho người lái xe phía đối diện hoặc xe phía trước không kịp phản xạ. 

Các cách giảm chói đèn pha hiệu quả khi di chuyển vào ban đêm

Mặc dù việc sử dụng đèn pha trong nhiều trường hợp là không thể tránh khỏi, song, các tài hoàn toàn có thể giảm thiểu độ chói của loại đèn này tới xe của mình để giúp đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông.

Tránh nhìn trực diện vào đèn pha của xe đi ngược chiều

Thực tế là luật giao thông đường bộ đã có một số quy định rõ về việc sử dụng đèn pha/cốt. Song, trong nhiều trường hợp việc dùng đèn pha một phần cũng do ý thức và tình huống thực tế của người dùng.

Tránh nhìn thẳng vào đèn pha của xe đối diện.

Trường hợp ngược chiều hoặc xe phía sau bật pha, ánh sáng mạnh khiến lái xe có thể bị choáng trong giây lát. Do đó, thay vì nhìn trực diện vào đèn pha, lái xe nên nhìn chếch sang bên phía lề đường hoặc phía dưới để đảm bảo tầm tìm an toàn. Ngoài ra, bên cạnh tránh nhìn thẳng vào đèn pha thì nên giảm tốc độ và chớp mắt ngay để đảm bảo khả năng quan sát.

Điều chỉnh gương chiếu hậu của xe

Thiết lập gương chiếu hậu đúng cách không chỉ giúp giảm độ chói của đèn pha xe phía sau mà còn giúp hạn chế điểm mù. Nếu điều chỉnh gương chiếu hậu đến góc chính xác, tài xế sẽ không nhìn thấy đèn xe phía sau. Nhưng thay vào đó, họ thấy các phương tiện khác ở làn kế tiếp khi chúng tiến gần xe.

Điều chỉnh kính trong xe.

Vậy làm thế nào để điều chỉnh gương chiếu hậu đúng cách? Lúc này, lái xe nên tựa đầu vào cửa sổ kính, sau đó nhấn nút điều chỉnh gương (hoặc lắc tay) để chuyển hướng gương cho đến khi không thể nhìn thấy hông xe của mình. Đối với điều chỉnh gương bên phía hành khách, tài xế phải tựa đầu vào giữa xe. Sau đó điều chỉnh gương chiếu hậu nên ngoài, cho đến khi gần như không nhìn thấy sườn xe nữa là được. 

Điều chỉnh gương chiếu hậu 2 bên xe.

Sử dụng cần gạt để cắt đèn pha

Kính chiếu hậu cho tất cả các loại xe ô tô sẽ có một cần gạt ở phía dưới gương chiếu hậu. Theo đó, người dùng có thể sử dụng ngón tay kéo về phía mình, lúc này toàn bộ gương sẽ nghiêng lên. Cách làm này sẽ giúp chuyển hướng ánh sáng phản chiếu và khi không có phản xạ đẩy lên một lần nữa.

Hiện nay, nhiều dòng xe hơi cao cấp và hiện đại đã có chức năng gương chiếu hậu chống chói tự động.

Đây là cách dễ nhất để giải quyết vấn đề bị đèn pha xe phía sau chiếu vào gương chiếu hậu. Tuy nhiên, lưu ý rằng khi chỉnh theo cách này, gương sẽ chuyển hướng ánh sáng và có thể phản vào phía hành khách ghế sau.

Hiện nay, nhiều dòng xe hơi cao cấp và hiện đại đã có chức năng gương chiếu hậu chống chói tự động. Do đó mà người dùng sẽ không cần phải liên tục điều chỉnh tay ra vào mỗi khi có ánh đèn phía sau xe.

Dán phim chống phản quang

Trong trường hợp không thể điều chỉnh được gương chiếu hậu đối với một số lý do hoặc không quen điều chỉnh,…người dùng có thể dán phim chống phản quang để đảm bảo có được tầm nhìn tốt nhất.

Các dòng phim cách nhiệt, phim phản quang sẽ giúp giảm chói cho người lái xe ô tô khi bị đèn pha của xe đi ngược chiều hay xe phía sau rọi vào. Qua đó, giúp hỗ trợ làm tăng độ an toàn và có tầm quan sát tốt hơn khi lái xe.

Dán phim chống phản quang cũng là giải pháp phù hợp.

Ngoài những mẹo kể trên, người dùng cũng thường xuyên nên chăm sóc, bảo dưỡng xe để đảm bảo vận hành tốt nhất. Ngoài ra, khi lái xe, nên có ý thức hơn trong việc sử dụng đèn pha/cốt để đảm bảo am toàn cho cả bản thân và những người tham gia giao thông khác.

Xem thêm: Kinh nghiệm lái xe mùa mưa bão giúp an toàn

Source: Bí quyết giảm chói đèn pha ô tô khi di chuyển vào ban đêm các tài cần nhớ để đảm bảo an toàn