Thiếu đi chỉ một vài loại linh kiện để lắp ráp xe cũng đã đủ khiến hàng loạt chiếc xe không được xuất xưởng, dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu, xe máy đột ngột tăng giá cũng là điều dễ hiểu.
Các nguồn cung ứng xe máy cho thị trường Việt Nam
Nguồn nhập khẩu xe máy Indonesia
Indonesia là thị trường xe máy lớn nhất nhì của vực Đông Nam Á, cũng là thị trường xuất khẩu xe máy, xe ô tô nguyên chiếc về Việt Nam rẻ nhất. Xe máy nhập khẩu Indonesia được nhiều người dùng lựa chọn nhờ ưu điểm về động cơ, thiết kế và độ bền so với xe lắp ráp trong nước, đặc biệt là các mẫu xe phân khối lớn, sau khi cộng thêm tất cả các loại thuế phí theo quy định thì giá nguyên chiếc vẫn rẻ hơn rất nhiều so với nguồn cung Thái Lan.
Có thể kể đến dòng xe tay côn thể thao Yamaha MT-03, nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam giá chỉ 137 triệu đồng. Xe tay côn Yamaha MT-15 80 triệu đồng. Xe mô tô Yamaha R15 V3 giá hơn 76 triệu đồng. Yamaha R3 giá 130 triệu đồng.
Nhà Honda thì có CBR150R giá 80 triệu đồng; Honda Beat 2021 chỉ từ 34 – 38 triệu đồng; Honda ADV 150 giá 85 – 90 triệu đồng, Honda Vario giá dưới 50 triệu đồng; Honda CB Verza 150 giá 48 triệu đồng.
Thương hiệu Suzuki có Suzuki GSX Bandit nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam giá gần 63 triệu đồng; Suzuki Satria F150 giá 54 triệu đồng.
Nguồn nhập khẩu xe máy Thái Lan
Nếu như xe máy nhập khẩu từ Indonesia thu hút người dùng Việt Nam vì giá rẻ, thì xe máy nhập khẩu Thái Lan lại là ‘chân ái’ của những người ‘sành’ xe. Từ vài chục năm trước, chất lượng và sự bền bỉ của xe ‘made in Thailand’ đã luôn chiếm được sự tin tưởng của người dùng Việt. Cùng một dòng xe, nếu mua xe nhập Indonesia giá sẽ thấp hơn, có lợi hơn, nhưng người Việt vẫn quyết chọn xe nhập Thái Lan dù giá chênh lệch lên đến vài chục triệu đồng.
Lấy ví dụ như mẫu xe Honda Scoopy, nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia giá chỉ 38-41 triệu đồng, nhưng nhập từ Thái Lan giá lên đến 74 triệu đồng, chi phí sau khi làm giấy tờ có thể lên đến 81 triệu đồng.
Hay như mẫu Honda Wave nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam có giá dao động từ 88 đến 93 triệu đồng. Xe được tin là mạnh mẽ, tiết kiệm xăng và máy móc bền bỉ hơn so với bản Honda Future sản xuất trong nước.
Cùng nhà Honda, mẫu Honda Click nhập từ Thái giá 77 đến 93 triệu đồng cũng được người Việt ‘sành’ xe ưa chuộng, dù số tiền bỏ ra đủ để mua một chiếc tay ga sang chảnh và đẳng cấp để ‘trưng diện’ với bạn bè.
Thái Lan cũng là nguồn cung ứng xe mô tô rất ‘được lòng’ phái nam cho thị trường Việt Nam. Các mẫu như Honda Rebel 300 2022 giá hơn 120 triệu đồng, Honda CB150R giá 106 triệu đồng, Honda CB500X giá 180 triệu đồng, Honda CB500F giá 179 triệu đồng, Yamaha YZF R3 giá 139 triệu đồng.
Xe lắp ráp trong nước
Theo báo cáo của tổng cục Thống kê, chỉ tính trong tháng 9, số lượng xe máy sản xuất trong nước được xuất xưởng đạt 347.200 chiếc. Đây là con số cao nhất kể từ đầu năm đến nay, tăng đến 33,9% so với tháng 8 và tăng 114,2% so với tháng 9 năm ngoái.
Tính cả 9 tháng đầu năm, lượng xe máy sản xuất mới đạt 2.361.500 chiếc, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí lượng xe máy trong 9 tháng đầu năm đã gần bằng lượng tiêu thụ xe máy của cả thị trường trong năm 2021.
Hiện tại, theo số liệu thông kê của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, 5 đơn vị thành viên của hội đang sản xuất và lắp ráp rất nhiều mẫu xe ngay trong nước. Cụ thể, Honda Việt Nam đang sản xuất và phân phối 29 mẫu xe máy, Yamaha Motor Việt Nam 19 mẫu, SYM Việt Nam 19 mẫu, Suzuki Việt Nam 17 mẫu xe và Piagio Việt Nam 10 mẫu xe máy.
Nguồn cung ứng xe máy nhìn chung là rất dồi dào như vậy, nhưng vì đâu mà thời gian vừa qua tại Việt Nam lại xuất hiện tình trạng khan hàng, ‘đội giá’ một số mẫu xe nổi tiếng lên đến hàng chục triệu đồng?
Nguồn cung chip xử lý bị thiếu hụt
Honda Việt Nam – doanh nghiệp đang chiếm hơn 70% thị phần trên thị trường xe máy trong nước cho biết, do thiếu hụt nguồn cung chip bán dẫn trên toàn cầu nên đã ảnh hưởng đến việc sản xuất. Một số mẫu xe tay ga không có chip thì không thể xuất xưởng. Chỉ dựa vào lượng xe đã lắp ráp xong trước đó thì không thể nào đáp ứng đủ nhu cầu của người mua, do đó mới xảy ra tình trạng tăng giá.
Việt Nam chưa sản xuất được chip xử lý mà phải nhập từ các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong đó, chủ đạo vẫn là nhập khẩu chip từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc còn đang trong giai đoạn thực hiện chính sách ‘Zero COVID’ nên tình trạng sản xuất ở đó đang theo kiểu cầm chừng, thậm chí nhiều nhà máy còn đóng cửa ngưng hoạt động. Do đó đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung chip cho các ngành công nghiệp ô tô, điện tử, xe máy trên toàn cầu.
Điển hình như Honda Vision – mẫu xe tay ga được yêu thích nhất. Thời điểm tháng 7 vừa qua, lúc rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung chip, xe không thể hoàn thành lắp ráp cũng dẫn đến tình trạng khan hiếm trầm trọng. Các đại lý ủy nhiệm đều không còn xe Vision để bán. Đại lý nào còn xe Vision thì giá bị đội lên, chênh lệch tới 20 triệu đồng so với giá đề xuất của Hãng.
Gần đây, khi nguồn cung chip bán dẫn trở lại bình thường, giá xe Vision đã hạ xuống, về lại mức giá gần như ban đầu, dù vẫn chênh lệch khoảng vài ba triệu so với giá niêm yết của Hãng nhưng nhìn chung vẫn ‘có lý’ hơn mức giá ‘trên trời’ trước đó.
Tình trạng khan hàng được khắc phục là do Honda đã chủ động được nguồn cung linh kiện. Trong tháng 8, Honda có thể giao đến tay khách hàng hơn 48.000 xe Vision, doanh số giúp mẫu xe tay ga ‘quốc dân’ này vượt qua xe số Wave Alpha, trở thành mẫu xe máy bán chạy nhất của Honda.
Tương tự, các mẫu xe khác như Honda Air Blade, Honda LEAD, Honda SH, SH Mode cũng giảm từ 5 – 10 triệu đồng so với thời điểm tháng 5,6,7. Honda LEAD chỉ còn chênh giá khoảng 1-3 triệu đồng, Honda SH và SH Mode chênh giá từ 5-12 triệu đồng tuỳ phiên bản.
Honda cho biết hãng đã nhập được nguồn linh kiện dồi dào và ổn định từ tháng 8, sẽ cố gắng nâng sản lượng, để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, tránh được tình trạng tăng giá ‘vô lý’ và tình trạng lợi dụng ‘đội giá’ ở các đại lý.
Hướng giải quyết để hạn chế tình trạng ‘khan hàng’ xe máy
Việt Nam có thể cung cấp phụ tùng xe máy, nhưng chủ yếu là các loại phụ tùng đơn giản, còn các bộ phận phức tạp và đòi hỏi tính chuẩn xác cao, liên quan đến tính năng an toàn thì hầu như chưa làm được.
Trước đây, chính sách các ngành công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển ở Việt Nam chỉ gồm 6 nhóm ngành là dệt may, da giày, điện tử, cơ khí, ô tô, công nghệ cao chứ chưa có chính sách nào cho ngành sản xuất xe máy.
Từ tình trạng xe máy đột ngột tăng giá vào giai đoạn mùa hè vừa qua, Đại diện Cục Công nghiệp cho hay Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất và ban hành chính sách chung cho ngành cơ khí chế tạo, để tương lai có thể giải quyết được vấn đề tự sản xuất và cung ứng linh kiện độ khó cao.
Xem thêm: Top mẫu xe máy điện tầm giá 15 triệu ‘ngon nghẻ’ dành cho học sinh
Source: Nguồn cung dồi dào nhưng đại lý xe máy vẫn kêu khan hàng, tăng giá?
More Stories
Expert Guidance: Benefits of Consulting a Psychiatrist For Anxiety Disorders
M Casino for Beginners: Tips to Get Started
Ensuring Enhanced Safety: The Role of Crane Load Cells in Heavy Lifting