Trong thời buổi giá xăng lên xuống thất thường và việc muốn đổ xăng phải xếp hàng dài ở các thành phố lớn hiện nay, đòi hỏi người dùng phải thay đổi thói quen sử dụng xe máy nếu muốn tiết kiệm hơn. Dưới đây là một vài mẹo tiết kiệm xăng dầu khi lái xe máy mà mọi người có thể thử.
Vặn đều tay ga, không phóng nhanh và phanh gấp
Nếu chủ xe điều khiển xe một cách ổn định, không có tình trạng chạy lúc nhanh, lúc chậm, lúc phanh gấp, lúc tăng tốc đột ngột thì các bộ phận của xe máy sẽ đỡ phải hoạt động ‘vất vả’.
Bởi máy không phải khắc phục độ ì khi tăng tốc, động cơ không cần phát ra công suất lớn đột ngột thì sẽ không cần tốn nhiều xăng dầu. Máy không phải chuyển đổi gấp từ động năng thành nhiệt năng trên bố thắng khi xe giảm tốc đột ngột cũng giúp xe tiết kiệm xăng dầu hơn.
Sau khi dừng đèn đỏ đừng tăng tốc bất ngờ
Máy đang trong tình trạng nghỉ ngơi lúc chờ đèn đỏ, nếu chủ xe đột ngột tăng tốc lên để xe vọt nhanh thì sẽ khiến xe tốn nhiên liệu gấp vài lần so với bình thường. Do đó, sau khi hết đèn đỏ, chủ xe nên để cho xe tăng tốc từ từ và vào số nhịp nhàng để tiết kiệm xăng dầu hơn.
Phải thường xuyên thay đổi số xe
Nhiều chủ xe có thói quen để nguyên một số và đi qua tất cả các đoạn đường dài từ lên dốc đến xuống dốc. Như vậy sẽ khiến động cơ của xe làm việc rất vất vả, không chỉ tốn xăng dầu hơn mà còn nhanh hỏng hóc. Do vậy, muốn tiết kiệm xăng dầu khi lái xe máy, thì cần đi đúng số ở từng đoạn đường. Nguyên tắc là đi số lớn ở đường bằng, số nhỏ ở đường xuống dốc, lên dốc hoặc đường xấu. Khi dừng xe ở đèn đỏ thì cần lùi về số thấp hơn số vừa sử dụng. Khi xe mới khởi động thì nên cài số 1.
Nên tắt máy khi dừng đèn đỏ
Nếu xe đã được trang bị hệ thống phun xăng điện tử thì mỗi lần khởi động xe đều tốn rất ít xăng, nên chủ xe không cần phải lo lắng việc tắt máy rồi bật lại máy sau khi dừng đèn đỏ gây tốn xăng. Mỗi phút xe nổ mà không di chuyển sẽ tiêu tốn lượng xăng bằng đi thêm 1km, nên nếu dừng đèn đỏ từ 30 giây trở lên, chủ xe nên tắt máy để tiết kiệm nhiên liệu.
Thường xuyên kiểm tra bánh xe
Nếu lốp xe hơi mềm mà di chuyển thì xe sẽ có độ ì, tăng ma sát với mặt đường khiến động cơ của xe phải hoạt động nhiều hơn. Mà động cơ hoạt động nhiều hơn thì sẽ hao xăng hơn. Do đó, mẹo tiết kiệm xăng dầu khi lái xe là không nên để lốp xe bị mềm.
Không chở hàng hóa quá nặng
Xe máy bình thường chỉ được thiết kế để chở tối đa 2 người trưởng thành. Nếu chở nặng hơn mức tải trọng quy định, động cơ xe sẽ phải tăng công suất hoạt động, vì thế sẽ tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.
Khởi động xe sau một thời gian dài không vận hành
Cần giữ cho xe nổ máy từ 1 đến 2 phút trước khi lái xe sau một thời gian dài không sử dụng. Bởi vì nếu vừa nổ máy đã đi ngay sẽ khiến hoạt động bơm dầu của các bộ phận chưa kịp thực hiện, hoạt động quá gấp khiến xăng phun hơi nhiều mà bay hơi kém, lãng phí xăng.
Tránh ổ gà, đường xấu
Đi vào đoạn đường nhiều ổ gà, đường quá xấu thì chủ xe thường hay có thói quen bóp thắng, giảm tốc đột ngột rồi lại tăng tốc… tất cả các hoạt động này xảy ra thường xuyên thì sẽ khiến động cơ xe bị tổn thương, hao xăng nhiều và dễ bị hỏng hóc.
Thay đổi thói quen lái xe để tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ động cơ xe
Bảo dưỡng xe đúng hạn
Các bộ phận quyết định trực tiếp đến mức tiêu hao nhiên liệu của xe máy bao gồm: dây đai, lọc gió, hệ thống phun xăng điện tử, bộ chế hòa khí, bugi… Chỉ khi chúng hoạt động tốt thì xe mới có thể tiết kiệm xăng. Do đó, chủ xe cần đem xe đi bảo dưỡng định kỳ để các bộ phận của xe hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cứ sau 1000 km thì chủ xe nên thay nhớt một lần để xe hoạt động tốt hơn.
Trên đây là vài mẹo tiết kiệm xăng dầu khi lái xe máy mà chủ xe có thể tham khảo. Để thay đổi thói quen hẳn là cần một thời gian dài hạn thực hành lặp đi lặp lại. Nhưng khi đã quen với cách lái xe khoa học, chủ xe không chỉ tiết kiệm xăng dầu, chi phí mà còn có thể giúp tăng tuổi thọ cho chiếc xe máy của mình.
Xem thêm: 6 bí quyết đổ xăng tiết kiệm ‘thuộc nằm lòng’ được bật mí từ ‘dân chuyên’
More Stories
Billionaire Studios Clothing: The Intersection of Luxury and Streetwear
The Essentials Hoodie: The Perfect Blend of Comfort and Design
Expert Guidance: Benefits of Consulting a Psychiatrist For Anxiety Disorders